Câu chuyện của Dejan Lovren chính là biểu tượng của lòng nhân ái của con người. Câu chuyện về lòng nhân đạo, tình người với tất cả những người nhập cư trên khắp hành tinh này.
Ký ức tuổi thơ của Dejan
"Khi ấy tôi còn rất nhỏ, chỉ khoảng ba tuổi thôi. Tôi vẫn còn nhớ những lúc chơi đùa với đám bạn, bọn tôi hay đi hái cà rốt trong vườn. Nhưng ký ức mạnh mẽ nhất không được đẹp như thế. Hôm đó, tôi ở nhà với mẹ thì nghe tiếng còi báo động, có một cuộc không kích. Tôi đã rất sợ. Mẹ bế tôi lên trên tay, khum người bảo vệ và đưa tôi xuống hầm trú ẩn.”
Trụ cột của Liverpool và đội tuyển Croatia hiện nay |
Mẹ tôi đã khóc và tất cả những gì chúng tôi làm được là ẩn nấp. Đấy là vùng ký ức mà tôi không bao giờ quên. Làm sao có thể quên khi trải qua cảnh ấy? Không lâu sau đó, chúng tôi lên một chiếc ô tô nhỏ, một chiếc do Nam Tư sản xuất, để một người cậu chở chúng tôi đến Đức. Và thế là tôi đã trở thành một người nhập cư".
Đó là ký ức mà cầu thủ Lovren đã chia sẻ trong bài viết của cây bút Tony Barrett trên trang JOE mới đây. Nhưng anh chỉ là một trong hàng vạn những đứa trẻ phải rời bỏ quê hương để mưu cầu sự sống trong những cuộc chiến tranh ở châu Âu.
Chỉ sau một biến cố, sự ngây thơ của đám trẻ biến mất, cuộc sống của chúng thay đổi đột ngột mà không hề được dự báo trước, một cảm giác bất lực và sợ hãi. Rồi đột nhiên chúng buộc phải đến một nơi xa lạ. Một cuộc đời mới bắt đầu, với những vết thương mãi không liền da.
Lovren được sinh ra bởi cặp vợ chồng gốc Croatia. Anh sinh vào tháng 7/1989 ở thành phố Zenica của Bosnia, cách Sarajevo 70km về hướng bắc. Bố mẹ của Lovren là Sasa và Silva, dù rất yêu Zenica nhưng sự an toàn của Lovren quan trọng nhất với họ. Rời khỏi quê hương lúc đang chìm lấp trong khói lửa, họ cùng đến Munich, Đức. Bà nội của Lovren đang ở đó.
Lovren nhớ lại: "Tất nhiên là tôi đã nhiều lần hỏi bố mẹ mình về những chuyện đã xảy ra thời gian ấy. Nhưng khi nào đề cập đến là mẹ lại khóc. Chuyện ấy không hề dễ dàng với mẹ. Khi ấy tôi còn quá nhỏ để nhớ chính xác chuyện gì xảy ra, nhưng cảm xúc của mẹ cho tôi biết gia đình mình đã trải qua những khó khăn lớn đến nhường nào.”
Đó là ký ức mà cầu thủ Lovren đã chia sẻ trong bài viết của cây bút Tony Barrett trên trang JOE mới đây. Nhưng anh chỉ là một trong hàng vạn những đứa trẻ phải rời bỏ quê hương để mưu cầu sự sống trong những cuộc chiến tranh ở châu Âu.
Chỉ sau một biến cố, sự ngây thơ của đám trẻ biến mất, cuộc sống của chúng thay đổi đột ngột mà không hề được dự báo trước, một cảm giác bất lực và sợ hãi. Rồi đột nhiên chúng buộc phải đến một nơi xa lạ. Một cuộc đời mới bắt đầu, với những vết thương mãi không liền da.
Lovren được sinh ra bởi cặp vợ chồng gốc Croatia. Anh sinh vào tháng 7/1989 ở thành phố Zenica của Bosnia, cách Sarajevo 70km về hướng bắc. Bố mẹ của Lovren là Sasa và Silva, dù rất yêu Zenica nhưng sự an toàn của Lovren quan trọng nhất với họ. Rời khỏi quê hương lúc đang chìm lấp trong khói lửa, họ cùng đến Munich, Đức. Bà nội của Lovren đang ở đó.
Lovren nhớ lại: "Tất nhiên là tôi đã nhiều lần hỏi bố mẹ mình về những chuyện đã xảy ra thời gian ấy. Nhưng khi nào đề cập đến là mẹ lại khóc. Chuyện ấy không hề dễ dàng với mẹ. Khi ấy tôi còn quá nhỏ để nhớ chính xác chuyện gì xảy ra, nhưng cảm xúc của mẹ cho tôi biết gia đình mình đã trải qua những khó khăn lớn đến nhường nào.”
Anh cùng gia đình nhập cư ở Đức
Anh chia sẻ thêm: “ Di cư sang Đức tị nạn là một quyết định lớn. Chúng tôi đã phải sang đó mà không có bất kỳ hành lý gì, ngoài bộ đồ đang mặc trên người. Không có tài sản, không có túi xách, không gì cả.
Bố tôi vẫn phải ở lại Bosnia thêm vài tuần, để giải quyết nốt những việc cuối cùng trước khi cùng sang Đức với chúng tôi. Có lẽ bố đã cố bán cho được cái nhà, để gia đình còn có cái mà dùng ở nơi chốn mới".
Bố tôi vẫn phải ở lại Bosnia thêm vài tuần, để giải quyết nốt những việc cuối cùng trước khi cùng sang Đức với chúng tôi. Có lẽ bố đã cố bán cho được cái nhà, để gia đình còn có cái mà dùng ở nơi chốn mới".
Dejan chia sẻ quan điểm sống trên trang cá nhân mới đây |
Điều hạnh phúc nhất của trẻ con là chúng rất mau quên. Với Lovren, niềm vui khi khám phá một nơi chốn mới mẻ còn đi kèm với cảm giác an toàn. Phải đến khi bảy, tám tuổi, tôi mới nhận ra việc chuyển sang sinh sống ở Đức là một quyết định hệ trọng thế nào.
Thời gian ấy, có rất nhiều người vẫn ở lại Zenica, và anh không thể nói là họ đã quyết định sai. Nhà của họ ở đó, đó cũng chính là quê hương của họ. Nhưng đã quyết định ở lại, nghĩa là quyết định đánh cược với cuộc sống của chính mình.
Thời gian ấy, có rất nhiều người vẫn ở lại Zenica, và anh không thể nói là họ đã quyết định sai. Nhà của họ ở đó, đó cũng chính là quê hương của họ. Nhưng đã quyết định ở lại, nghĩa là quyết định đánh cược với cuộc sống của chính mình.
Trở thành sảo ở Liverpool
Bây giờ sống ở Liverpool, Lovren thỉnh thoảng vẫn trở lại quê hương, để thấy Zenica ngày nay đã khác xa lúc anh rời đi. Lovren nói rằng vào một mùa hè tôi trở lại đấy, để thấy không còn nhiều người sống ở đó. ”
Rồi khi lễ hội qua đi, thành phố vắng lặng trở lại. Căn nhà của bà nội anh vẫn ở đó, anh vẫn còn một vài bạn bè, nhưng nó đã khác xa ngày mà anh rời đi.
Lovren nay đã 27 tuổi, là một tuyển thủ quốc gia và đang cùng Liverpool thi đấu tưng bừng ở Ngoại hạng Anh. Bây giờ Lovren đã cảm thấy thoải mái khi nói về quá khứ, bởi anh biết câu chuyện thật của mình sẽ truyền được cảm hứng. Câu chuyện của anh giúp cho mọi người thấu hiểu hơn nỗi lòng của những người nhập cư.
Rồi khi lễ hội qua đi, thành phố vắng lặng trở lại. Căn nhà của bà nội anh vẫn ở đó, anh vẫn còn một vài bạn bè, nhưng nó đã khác xa ngày mà anh rời đi.
Lovren nay đã 27 tuổi, là một tuyển thủ quốc gia và đang cùng Liverpool thi đấu tưng bừng ở Ngoại hạng Anh. Bây giờ Lovren đã cảm thấy thoải mái khi nói về quá khứ, bởi anh biết câu chuyện thật của mình sẽ truyền được cảm hứng. Câu chuyện của anh giúp cho mọi người thấu hiểu hơn nỗi lòng của những người nhập cư.
Hành trình trở thành sao của Liverpool |
"Những người bạn thấy trên tivi ấy, họ phải chiến đấu vì sự sống của mình", Lovren nói. "Những người nhập cư không bao giờ muốn mình là một phần của cuộc chiến, một cuộc chiến do người khác gây ra. Họ chỉ muốn rời khỏi đó, họ muốn một cuộc sống bình thường, mong con mình được đến trường. Đấy là lý do họ phải rời bỏ quê hương mình, để trở thành những người nhập cư, như chúng tôi".
Mục tiêu tưởng chừng như đơn giản với chúng ta nhưng với hàng nghìn người đó là cả những sự nỗ lực không ngừng cố gắng để có được đấy chính là “SỰ SỐNG”. Qua câu chuyện của Lovren ta thấy việc nên làm đấy chính là cần mở rộng vòng tay chào đón những người nhập cư, đừng khép chặt lòng mình lại.
Mục tiêu tưởng chừng như đơn giản với chúng ta nhưng với hàng nghìn người đó là cả những sự nỗ lực không ngừng cố gắng để có được đấy chính là “SỰ SỐNG”. Qua câu chuyện của Lovren ta thấy việc nên làm đấy chính là cần mở rộng vòng tay chào đón những người nhập cư, đừng khép chặt lòng mình lại.
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น